bai-tuyen-truyen-va-cach-xu-ly-duoi-nuoc_25420249.docx
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiến thức, kỹ năng của CBGVNV và cha mẹ học sinh, về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em; tạo môi trường vui chơi lành mạnh, an toàn cho trẻ, giảm tỷ lệ thấp nhất các trường hợp đáng tiếc xảy ra trong dịp hè năm 2024. Trường MN Hùng Tiến gửi CBGNVN và cha mẹ học sinh bài tuyên truyền về phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích cho học sinh.
BÀI TUYÊN TRUYỀN VÀ CÁCH XỬ LÝ ĐUỐI NƯỚC TRONG MÙA NẮNG NÓNG
Vĩnh Bảo là huyện là đồng bằng ven sông Hồng nên có nhiều ao, hồ, sông, ngòi…Hàng năm có không ít tai nạn đuối nước xảy ra, nhất là vào kỳ nghỉ hè. Khắp nơi học sinh, trẻ em sẽ tự rủ nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ... do đó nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Thực tế, các vụ tai nạn đuối nước thư ng xảy ra do thiếu sự giám sát của người lớn, sự chủ quan của cha m đối với trẻ em và do thiếu các kỹ năng bơi lội, lại xảy ra ở những nơi vắng nên các em rất dễ bị đuối nước. Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng các em cứu lẫn nhau, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ em bị chết đuối tăng lên. Hầu hết trẻ em chỉ được học bơi từ cha m , anh chị em hoặc bạn bè mà thiếu những kiến thức, kỹ thuật bơi căn bản nên khi xuống sông, ao, hồ tắm gặp những trường hợp bất ngờ, nguy hiểm, trẻ thường thấy lúng túng, không biết xử lý dẫn đến tử vong.
Để phòng tai nạn đuối nước cho trẻ em mọi người cần lưu ý đến những việc sau đây:
Đối với trẻ nhỏ:
- Trẻ em khi bơi phải được ngư i lớn giám sát thư ng xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…
- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như phải tích trữ nước ngọt) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
- Nhà có hồ bơi, ao nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.
- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi). Đặc biệt, khi đi tắm biển hay sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ, đặc biệt là ở biển, vì dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh liên tục. Nhiều người thường nằm trên phao khi tắm biển. Điều này cũng khá nguy hiểm vì bạn sẽ dễ bị cuốn ra xa mà không biết, nhiều khả năng bạn sẽ bị sóng đánh úp, những cơn sóng dồn dập khiến bạn không biết xử lý như thế nào và sẽ bị uống nước nhiều, mất sức.
- Khi phát hiện thấy người bị ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi ngư i đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Đồng thời, cần nhanh chóng tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây sào, phao, áo, quần, dây nịt…Tuyệt đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi. Sau khi đưa người bị đuối nước vào bờ , lập tức kiểm tra đường thở, nếu trong miệng, mũi, có dị vật cần móc ra ngay, rồi nghiêng người nạn nhân để cho lưu dịch thoát khỏi đường thở. Nếu nạn nhân ngừng thở, ngừng tim, cần hồi sức tim, phổi bằng cách: đặt nạn nhân nằm ngửa, hồi sức hô hấp bằng cách lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi dài rồi buông ra. Tiếp tục làm thêm hai lần như vậy. Sau đó tiến hành ép tim lồng ngực bằng cách đan hai tay vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 xương ức về phía ngực trái và ép liên tục khoảng 30 lần. Luân phiên hai lần hồi sức hô hấp - 30 lần ép tim như vậy cho đến khi có nhân viên y tế hoặc người đưa đi cấp cứu ở các cơ sở y tế./.
Nguồn: ST