Lợi ích khi trẻ vào bếp nấu ăn cùng cha mẹ
1. Cho trẻ được khám phá
Nhiều người thường lo lắng những vấn đề như con còn quá nhỏ hay con chưa biết làm. Nhưng nếu cha mẹ đặt lợi ích của những đứa trẻ lên hàng đầu, thì nấu nướng là một công việc cho trẻ được khám phá và ghi nhớ rất nhanh.
Ví dụ, thay vì cần đến sự hỗ trợ của flashcard dạy tiếng anh cho trẻ, bạn hãy cho trẻ đi rửa rau củ, trái cây để trẻ có thể ghi nhớ nhanh chóng các sản phẩm mà chúng đã từng rửa.
2. Rèn luyện kỹ năng vận động
Với những trẻ nhỏ, các thao tác trong nấu nướng sẽ giúp trẻ được phát triển khả năng vận động. Sự khéo léo của bàn tay sẽ được gia tăng đáng kể khi trẻ được vào bếp từ nhỏ. Đặc biệt, với lứa tuổi mầm non, tiểu học...cần được cha mẹ tập chia sẻ các công việc nhà và khuyến khích trẻ vào bếp để tạo thói quen tự lập khi còn nhỏ.
3. Tạo thói quen phân bổ hợp lý công việc
Quan niệm trước đây cho rằng, nếu nướng là công việc đơn giản, không quan trọng. Thực tế chứng minh ngược lại. Để có được thành quả là một mâm cơm ngon miệng vào mỗi bữa ăn, các bạn cần có sự sắp xếp hợp lý các bước làm việc từ sơ chế cho đến nấu nướng. Việc nấu món nào trước, món nào sau, hay thực phẩm nào phù hợp với kiểu chế biến nào. Tất cả, các thao tác đều cần được tính toán và phân bố hợp lý. Vì vậy khi khuyến khích trẻ vào bếp, cha mẹ đồng thời cũng giúp trẻ có được thói quen quan sát, phân bố công việc một cách hợp lý khi còn nhỏ.
4. Kích thích ăn uống với những trẻ lười ăn
Nếu con bạn là một đứa trẻ không hứng thú với đồ ăn hoặc đơn giản có thói quen không thích ăn rau như đa số trẻ em thì việc khuyến khích trẻ vào bếp chính là một trong những phương pháp được khuyên dùng khi cần tạo hứng thú ăn uống đối với trẻ. Có rất nhiều trẻ em đã trở yêu thích, thậm chí chủ động ăn những món ăn do chúng được đích thân nấu nướng.
5. Tạo sự độc lập cho trẻ
Nhiều cha mẹ mong muốn con mình sẽ trở nên độc lập, biết cách tự chăm sóc bản thân? Vậy kỹ năng nấu nướng chính là một trong những kỹ năng quan trọng để trẻ trở thành một cá nhân độc lập.
Nếu bạn lo lắng về vấn đề ăn uống của con khi cha mẹ vắng nhà thì bạn nên khuyến khích trẻ vào bếp, học cách nấu nướng từ nhỏ. Chắc chắn những lo lắng phiền muộn sẽ được thay thế bằng cảm xúc tự hào, tin tưởng dành cho con cái của mình.
6. Dạy trẻ trân trọng thức ăn
Điều này nghe có vẻ không thiết thực, nhưng lại chính là một đức tính quan trọng. Cha mẹ thường hay tham khảo các phương pháp dạy con sẽ nhận ra, các cha mẹ Do Thái luôn dạy các con hãy đọc những lời răn, trong đó nhắc nhở các con hãy trân trọng thức ăn. Bởi, trân trọng thức ăn chính là trân trọng sức lao động của cha mẹ, của bản thân để tạo động lực cho việc học tập và làm việc chăm chỉ sau này.
7. Học thói quen tiết kiệm
Đây là một thói quen tốt. Và thói quen này được hình thành dễ dàng nhất là từ các thao tác trong cuộc sống. Tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức lao động...tất cả những đức tính này sẽ từ từ hấp thu vào mỗi đứa trẻ thông qua sự chỉ bảo, tâm tình từ cha mẹ mỗi khi làm việc nhà, trong đó bao gồm cả công việc nấu nướng.
8. Bồi đắp tình cảm gia đình
Có lẽ, đây là lợi ích tuyệt vời nhất. Cuộc sống bận rộn, hay những niềm vui cá nhân đôi khi sẽ đẩy các thành viên gia đình trở nên xa cách. Không chỉ là bữa cơm bên nhau, việc cùng nhau vào bếp, cùng nhau làm việc nhà chính là một cách vun đắp tình cảm tự nhiên giữa cha mẹ và con cái.