BỐ MẸ DẠY CON BIẾT XIN LỖI
Tại sao một số người khi không may va chạm, mắc lỗi với nhau lại hay gặp rắc rối, nổi giận, cãi cọ, xung đột với nhau?
Đó là bởi vì họ không biết, không dám nói lời XIN LỖI.
Văn hóa xin lỗi dường như chưa được ăn sâu vào máu thịt người Việt, nên chúng ta khi mắc lỗi thường e ngại nói xin lỗi.
Thay vì xin lỗi, dẫn đến việc con đổ lỗi. Một trong những sai lầm phổ biến nhất dẫn đến hành vi này chính là văn hóa đổ lỗi.
Đổ lỗi do cái bàn, đổ lỗi cho cục đá khi làm con ngã,... dẫn đến những nhận thức sai trong tâm trí của con, để sau này mỗi khi thất bại, con lại tìm cách đổ lỗi như một thói quen.
Vậy tại sao không dạy con xin lỗi khi lỗi chính thuộc về con, để con hiểu trách nhiệm những việc mình làm?
Với người lớn đã vậy, với trẻ nhỏ càng khó hơn.
Vậy làm thế nào để dạy con biết nói lời xin lỗi dễ dàng ngay từ khi còn nhỏ?
--------------
TẠI SAO PHẢI DẠY CON NÓI LỜI XIN LỖI
Xin lỗi có khả năng hóa giải cơn giận và ngăn chặn những hiểu lầm có thể có trong tương lai.
Lời xin lỗi nếu phát ra một cách chân thành và có hiệu quả thì nó có thể hóa giải các mặt tiêu cực của lỗi lầm.
Lời xin lỗi không phải chỉ được dùng trong mối quan hệ gia đình mà sẽ theo trẻ đi suốt cuộc đời.
Lời xin lỗi về việc mình làm không đúng giúp trẻ biết nhận trách nhiệm cho sai lầm của bản thân, cũng như giúp con tự sửa chữa sai lầm đó.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON DỄ DÀNG NÓI LỜI XIN LỖI
Chúng ta thường gặp khó khăn khi dạy con nói lời xin lỗi, nhưng hãy chọn cách dễ để truyền tải đến con thông điệp của lời xin lỗi. Đừng la mắng, cáu gắt hay ép buộc con phải xin lỗi.
Cấu trúc não trẻ rất đơn giản, nên trẻ có xu hướng suy nghĩ 1 chiều, cứng nhắc. Cũng vì thế, em bé sống rất nguyên tắc, rất khó để dạy em bé nghĩ khác đi hay nhìn vấn đề nhiều khía cạnh.
Do đó, ngay từ khi trẻ còn nhỏ (sơ sinh), Bố Mẹ đã nên nói xin lỗi con khi làm gì chưa đúng với con.
Nói và dạy con nói lời xin lỗi càng sớm càng tốt. Đừng đợi khi con biết nói hoặc biết nhận thức vì nghĩ “nó chưa biết gì”.
Khi trẻ mắc phải lỗi sai, thay vì bạn đổ lỗi, hãy ngồi xuống cùng trẻ, an ủi trẻ và nhẹ nhàng giải thích về hành vi vừa xảy ra, cho trẻ biết rằng nếu đó là lỗi sai của con thì con nên xin lỗi thay vì bạn đổ lỗi cho một tác nhân khác, điều này giúp trẻ nhận biết về trách nhiệm của bản thân trong những hành động của mình.